image banner
tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi và các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi
tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi và các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi

Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi và các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi

 

 Để nâng cao kiến thức về sử dụng một số loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi và các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi, UBND xã Thịnh Thành phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Thành tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sử dụng một số loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi và các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi.

Thời gian tập huấn 1 buổi bắt đầu từ 7h30 ngày 15/05/2025. Thành phần tham gia lớp tập huấn gồm: Xóm trưởng 11 xóm và một số hộ dân chăn nuôi tiêu biểu. Tổng số học viên tham gia tập huấn 50 người.

Tại lớp tập huấn, giảng viên đã truyền tải các nội dung cụ thể như sau:

1. Nguyên tắc sử dụng vắc xin:

- Đối tượng tiêm phòng:

+ Thực hiện tiêm phòng hàng năm đối với những vùng có ổ dịch cũ, vùng có nhiều bệnh truyền nhiễm theo mùa.

+ Vùng đang có dịch bệnh phát sinh thì không tiêm những con vật đang bị bệnh. Những con vật còn khỏe thì có thể tiêm vắc xin cùng lúc với kháng huyết thanh nhưng tiêm ở 02 vị trí khác nhau trên cơ thể.

+ Đối với đàn lợn thì nên tiêm phòng trước 15-20 ngày trong trường hợp vận chuyển đi xa và sau 20-30 ngày trong trường hợp  nhập lợn từ nơi khác về.

+ Vắc xin phòng bệnh nào thì chỉ phòng được bệnh đó không phòng được bệnh khác.

- Hiệu lực của vắc xin: Chỉ tiêm phòng cho con vật khi con vật có thể trạng khỏe mạnh, không tiêm cho những con đang trong thời kỳ nung bệnh, những con quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ…

- Thời gian sử dụng vắc xin: sau khi tiêm vắc xin, cơ thể vật nuôi sẽ tạo được miễn dịch sau 2-3 tuần. Trong thời gian chưa có miễn dịch thì vật nuôi vẫn có thể mắc bệnh.

2. Những đường cấp vắc xin: 

- Tiêm dưới da:  vắc xin Newcatle, dịch tả vịt, tụ huyết trùng…

- Tiêm bắp thịt.

- Phun sương, nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhúng mỏ.

          3. Bảo quản vắc xin:

          - Vắc xin phải được bảo quản đúng kỹ thuật: Để chỗ tối, râm mát, nhiệt độ bảo quản thích hợp 2-8 độ C.

          - Vắc xin thừa, vắc xin quá hạn phải tiêu hủy theo đúng quy định.

          4. Các biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi:

          - Thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học.

          - Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin.

          - Thực hiện 05 trong chăn nuôi:

          + Không dấu dịch;

          + Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết;

          + Không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết;

          + Không vứt xác lợn chết ra môi trường;

          + Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.

Trong quá trình tập huấn mặc dù thời gian ngắn, lượng kiến thức cần trao đổi nhiều nhưng giảng viên đã truyền đạt những nội dung sát với thực tế, dễ hiểu, đễ áp dụng. Ngoài ra thời gian tổ chức tập huấn trùng vào thời gian thu hoạch lúa vụ Xuân, thời tiết nắng nóng nhưng các các ông (bà) đã tham gia tập huấn đầy đủ, nghiêm túc, đúng thời gian quy định, chú ý lắng nghe và đã mạnh dạn đặt câu hỏi với giảng viên những vấn đề mình còn băn khoăn, chưa rõ và đã được giảng viên nhiệt tình giảng giải./.

 

Nguồn Nông nghiệp.

 

                                     Một số hình ảnh tại hội nghị

Anh-tin-bai

 

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
THÔNG BÁO
Đăng nhập

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ VÂN DU - TỈNH NGHỆ AN 
Trưởng Ban Biên tập:
Cơ quan thường trực:

Trụ sở: Xã Vân Du ,Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: - Email: