Tập huấn khoa học kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sau bệnh cho cây lúa
Tập huấn khoa học kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sau bệnh cho cây lúa
Để nâng cao kiến
thức khoa học kỹ thuật, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trong sản xuất lúa vụ
Xuân năm 2025, UBND xã Thịnh Thành phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp
huyện Yên Thành tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sau bệnh
cho cây lúa.
Thời gian tập
huấn 1 buổi bắt đầu từ 7h30 ngày 13/03/2025. Thành phần tham gia lớp tập huấn gồm:
Ban chỉ đạo sản xuất vụ xuân 2025, Bí thư, xóm trưởng, trưởng các ban ngành
đoàn thể 11 xóm và một số hộ dân. Tổng số học viên tham gia tập huấn 60 người.
Tại lớp tập huấn,
giảng viên đã truyền tải các nội dung cụ thể như sau:
1. Kỹ thuật bón phân (Tính cho 1 sào):
- Bón
lót (Bón khi cấy): vôi bột 20-25 kg,
Phân chuồng 500kg, thúc lót bằng phân hỗn hợp NPK (16:16:8) bón 12 đến 14 kg ; Đối với phân đơn thì bón 2-3
kg Đạm U rê và 20-25 kg Lân.
- Bón
thúc lần 1 (Bón khi bắt đầu đẻ nhánh): thúc bằng phân hỗn hợp NPK (15:5:20) bón 6 đến 8 kg và bón thêm 1-2 kg đạm U rê; Đối với phân đơn thì bón 5- 6 kg
Đạm U rê và 3-4 kg kaly.
- Bón
thúc lần 2 (Bón khi lúa phân hóa đòng): thúc bằng phân hỗn hợp NPK (15:5:20) bón 5 đến 6 kg và 2-3 kg Kali; Đối với phân đơn thì bón 1-2 kg Đạm
U rê và 4-5 kg kaly .
2. Kỹ thuật chăm sóc và điều tiết nước ở ruộng
lúa
- Chăm sóc: Tổ
chức chăm dặm kịp thời khi lúa bắt đầu bén rễ hồi xanh.
- Điều tiết nước:
Giai đoạn từ khi cấy đến bén rễ hồi xanh phải duy trì mực nước từ 3-5 cm trên ruộng. Giai đoạn lúa đẻ nhánh duy trì mực nước trong ruộng từ
1-3cm, tuyệt đối không để ruộng bị khô hạn hay ngập úng kéo dài. Giai đoạn lúa
làm đòng trổ bông duy trì mực nước trong ruộng từ 3-5 cm, khi lúa chín đỏ đuôi
rút nước phơi ruộng trước khi thu hoạch. Lưu
ý: trước khi lúa trổ 7 ngày nên phun phòng bệnh khô vằn, lem lép hạt, đốm
nâu bằng thuốc Tilt super 300ND hoặc Nevo 330 EC để phòng bệnh vừa tăng năng suất
lúa.
3. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ
xuân:
Đối với lúa vụ
xuân cần quan tâm chú trọng đến một số sâu bệnh hại chính như:
- Bệnh đạo ôn
(Do nấm): Chọn giống kháng hoặc giống ít nhiễm; Vệ sinh đồng ruộng, đốt tàn dư
sau khi thu hoạch, cày vùi; sử dụng phân bón cân đối hợp lý; Giữ nước thường
xuyên cho ruộng lúa nhất là khi có dịch bệnh. Theo dõi diễn biến của bệnh, khi
phát sinh nên cho thêm nước vào ruộng, ngưng bón phân đạm, không phun phân bón
lá và thuốc kích thích sinh trưởng, phun các loại đặc trị bệnh như: Beam 75WP,
Filia 525 SE, Angte 75 WP, Bankan 600WP..
- Bệnh khô vằn
(Do nấm): Cấy mật độ thích hợp; Bón phân cân đối và bón thúc sớm. Từ giai đoạn
lúa làm đòng trở đi nếu có 10% số dảnh bị nhiễm bệnh trở lên cần giữ đủ nước
trên ruộng và dùng một trong các loại thuốc có các hoạt chất: Validacin 3-5L,
Vida 5 WP, Anvil 5SC, pha theo liều hướng dẫn, phun đều vào phần thân, gốc lúa.
- Bệnh bạc lá,
đốm sọc (do vi khuẩn nấm gây nên): Thường xuyên xẩy ra ở giai đoạn sau khi lúa
trổ, ruộng bón thừa đạm, lúa tốt gặp các đợt gió lốc làm lá cháy khô ở 2 viền
và chóp lá, làm giảm năng suất rất lớn. Khi phát hiện bệnh phun nước vôi trong
để hạn chế bệnh lây lan. Sau đó phun thuốc
đặc trị vi khuẩn Xanthomix 20 WP, Total 200WP … phun lại lần 2 cách 7-10 ngày
khi bệnh có tỷ lệ 3-5%.
- Rầy các loại:
Dùng các loại thuốc đặc hiệu có hoạt chất thấm sâu, lưu dẫn như Chess 50WG,
Actara 25 WG, Sutin 50 SC.
Trong quá
trình tập huấn mặc dù thời gian ngắn, lượng kiến thức cần trao đổi nhiều nhưng
giảng viên đã truyền đạt những nội dung sát với thực tế, dễ hiểu, đễ áp dụng. Các
các ông (bà) đã tham gia tập huấn đầy đủ, nghiêm túc, đúng thời gian quy định,
chú ý lắng nghe và đã mạnh dạn đặt câu hỏi với giảng viên những vấn đề mình còn
băn khoăn, chưa rõ và đã được giảng viên nhiệt tình giảng giải./.
Nguồn NN:
Một số hình ảnh tại hội nghị